Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp là gì?
Xử lý nước thải công nghiệp tại các doanh nghiệp là một hệ thống có sử dụng nhiều hoá chất và công nghệ khác nhau nhằm tạo nên một quy trình khép kín để giải quyết ô nhiễm. Mục đích lớn nhất là bảo vệ môi trường, hệ sinh thái cũng như sức khoẻ con người.
Nhất là trong bối cảnh công nghiệp luôn đứng đầu trong những ngành có mức độ ô nhiễm cao. Nước thải công nghiệp chứa hàm lượng lớn các loại chất rắn như: photpho, nito, clo, dầu mỡ… và các loại kim loại nặng như: sắt, chì, thuỷ ngân… Đây đều là những thành phần ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Vì vậy, việc xử lý nước và chất thải công nghiệp là quá trình rất quan trọng và buộc phải thực hiện để bảo vệ chất lượng môi trường sống.
Tác dụng của hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp
Hệ thống xử lý này được xây dựng nhằm loại bỏ, phân hủy các thành phần gây ô nhiễm. Cụ thể:
- Loại bỏ các hợp chất BOD.
- Xử lý các hợp chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ.
- Loại bỏ chất gây phú nhưỡng hóa như Nitơ và Photpho.
- Loại bỏ các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh tồn tại.
- Xử lý các chất rắn lơ lửng khó tan và lắng cặn.
- Quá trình này giúp khử màu, hạn chế mùi khó chịu.
- Tối ưu chi phí và bảo vệ môi trường xung quanh.
Như vậy, nhờ vào việc loại bỏ các thành phần ô nhiễm của nước thải công nghiệp, khi thải ra ngoài môi trường sẽ không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên chung. Đồng thời, đáp ứng các quy chuẩn của bộ tài nguyên môi trường về chất lượng nguồn nước thải. Từ đó, giúp các đơn vị tránh được nguy cơ bị xử phạt hoặc ảnh hưởng đến danh tiếng.
Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp
Công nghệ được áp dụng trong xử lý nước thải công nghiệp có thể kể tới như công nghệ AAO, MBR, MBBR.
Quy trình xử lý nước thải công nghiệp
Trong nước thải công nghiệp chứa vô số thành phần gây hại, hơn nữa lại vô cùng khó xử lý. Hệ thống này vì thế mà yêu cầu thiết kế rất cầu kỳ, xây dựng sao cho hợp lý và hiệu quả. Thông thường, quy trình xử lý sẽ chia thành 3 cấp độ xử lý khác nhau.
Cấp độ 1: Xử lý cơ học, vật lý
Nước thải công nghiệp thường chứa một lượng lớn các rác thải, hợp chất không tan với kích thước lớn thường nổi trên bề mặt. Ở cấp độ đầu tiên, các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp sẽ áp dụng: song chắn rác, lưới chắn rác, tuyến nổi… để loại bỏ các tạp chất này.
Quá trình vận hành sẽ giảm áp lực cho các công đoạn phía sau và bảo vệ máy móc, thiết bị.
Cấp độ 2: Xử lý bằng hóa chất và sinh học
Công nghệ xử lý không thể thiếu bước xử lý bằng hóa chất. Trong quá trình này, các hóa chất sẽ được trộn vào nước thải, tiếp tục chuyển đổi các hợp chất hoặc các chất hữu cơ trong nước thải thành các chất có tính trơ hoặc tạo thành kết tủa. Việc làm này sẽ khiến chúng dễ dàng bị tách khỏi.
Quá trình xử lý sinh học cũng được áp dụng tương tự để khử các chất hữu cơ dạng keo và dạng hòa tan. Lợi dụng sự đồng hoá của vi sinh để biến các chất ô nhiễm hữu cơ thành khí hoặc thành vỏ tế bào của vi sinh với đặc tính là dễ keo tụ và lắng cặn. Sau đó, loại bỏ chúng khỏi một cách rất dễ dàng.
Cấp độ 3: Xử lý lọc tinh
Bể lọc hấp thụ than hoạt tính, bể lọc trao đổi ion, màng điện phân… sẽ được áp dụng trong phương pháp xử lý cấp độ 3. Nước thải sau khi xử lý ở cấp độ này phải thỏa mãn tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, trước khi xả ra nguồn nhận hoặc tái sử dụng. Các loại nước thải tái sử dụng sau đó có thể dùng để tưới cây, tưới đường, bơm vào hồ để tạo cảnh quan…
Xử lý nước thải gần như trở thành bắt buộc đối với các ngành công nghiệp ở các doanh nghiệp. Tùy theo đặc điểm, tính chất và quy mô của nhà máy mà khách hàng cần lắp đặt hệ thống xử lý nước thải công nghiệp sao cho phù hợp nhất. Khách hàng cũng có thể liên hệ với công ty chuyên cung cấp thiết bị, công nghệ xử lý nước như lọc nước Thăng Long để được tư vấn lắp đặt chi tiết nhất.