Uống nước: Bao nhiêu là đủ?
Cơ thể chúng ta chứa khoảng 70% là nước. Trong suốt quá trình vận động chúng ta cần uống nước đủ và đúng cách để bù lại lượng đã mất. Uống nước bao nhiêu là đủ và đảm bảo? Có thể uống đủ nước theo cân nặng không? Sau đây là một số thông tin chia sẻ đến bạn về kiến thức uống nước đủ và đúng.
1. Mỗi ngày bạn cần uống bao nhiêu nước là đủ
Uống nước đủ và đúng cách mang lại nhiều lợi ích nhưng lại rất khó để biết bản thân cần bao nhiêu nước mỗi ngày. Theo các nghiên cứu trung bình người trưởng thành nên uống khoảng 2,7 lít với nữ và 3,7 lít với nam. Đây là lượng chất lỏng cơ thể cần bao gồm nước, trà, trái cây…. Mỗi ngày theo thống kê bạn sẽ nhận khoảng 20% lượng nước từ thực phẩm ăn nên có thể uống ít nước đi nếu trong món ăn đã cung cấp cho bạn đủ nước.
Bên cạnh chế độ ăn hàng ngày, chế độ hoạt động và môi trường sống cũng có ảnh hưởng đến lượng nước cơ thể cần. Ở khu vực nóng khô bạn sẽ cần nhiều nước hơn. Khi ở trên cao nhu cầu dùng nước của bạn cũng lớn hơn ở mặt đất… Theo sự thay đổi thời tiết hay hoạt động cơ thể nhu cầu sử dụng nước cũng có sự thay đổi
Khi bạn bị bệnh hay tiêu chảy, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mất nước. Lúc này bạn cần bổ sung nhiều nước hơn để đủ cho cơ thể duy trì các hoạt động trao đổi chất. Một số bệnh nhân tiểu đường hay đối tượng sử dụng thuốc lợi tiểu cũng nên uống nước nhiều hơn để bù lại lượng đã mất đi. Phụ nữ mang thai cần cung cấp đủ nước để tạo ối và sau sinh cần uống nước để thúc đẩy quá trình tiết sữa cho con bú.
2. Uống nước có gây ảnh hưởng đến năng lượng và chức năng hoạt động của não không
Có nhiều người cho rằng cả ngày chỉ chú tâm đến việc uống nước sẽ gây ảnh hưởng đến thể lực và suy nghĩ. Tuy nhiên điều này không được cho là đúng vì người mất đi một lượng chất lỏng sau khi tập thể dục có xu hướng bị đau đầu. Một nghiên cứu khác cũng đã chứng minh sự mệt mỏi kém tập trung hay suy giảm trí nhớ có liên quan đến vấn đề thiếu nước.
Ngay khi chúng ta bị hao hụt một lượng nước nhỏ trong cơ thể cũng có thể dẫn đến các vấn đề như mệt mỏi suy giảm chức năng hoạt động thể chất. Theo nghiên cứu trên một người đàn ông cho thấy chỉ cần cơ thể mất đi 1% lượng nước các hoạt động đã bị gián đoạn. Tuy rằng đây là một con số nhỏ nhưng cũng đủ để chứng minh tầm quan trọng của việc bổ sung nước với sức khỏe và khả năng vận động của con người.
3. Khi tăng lượng nước uống bạn có thể giảm cân không
Nước là một thức uống không chứa calo có thể tạm thời lấp đầy dạ dày khiến bạn cảm giác no và không thèm ăn. Tuy nhiên uống nước giảm cân có thực sự mang lại hiệu quả như chúng ta thường nghĩ? Theo phân tích 70% cơ thể con người là nước và khi nước giảm đi có thể ảnh hưởng đến trọng lượng của cơ thể.
Một đánh giá khác của các nhà nghiên cứu cho hay mất nước có liên hệ đến nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường, ung thư hay bệnh tim mạch. Nếu mỗi ngày chúng ta duy trì uống khoảng 2 lít nước cơ thể sẽ cần tiêu hao khoảng 23 calo do phản ứng sinh nhiệt trong quá trình trao đổi chất.
Việc uống nước cách bữa ăn 30 phút sẽ giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn và hạn chế lượng calo tiêu thụ xuống mức thấp nhất. Điều này có thể áp dụng với những ai đang thực hiện giảm cân khá tốt. Một nghiên cứu khác cho thấy khi uống 500 ml nước trước khi ăn có thể làm giảm 44% trọng lượng cơ thể trong 3 tháng so với người không uống.
Như vậy bạn có thể áp dụng phương pháp uống nước trước khi ăn để cung cấp năng lượng không chứa calo và giảm sự thèm ăn. Đồng thời cơ thể được bổ sung đủ nước sẽ khỏe mạnh và trao đổi chất tốt hơn. Đây là lợi ích tốt mà bạn cần duy trì để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
4. Uống nước đủ và đúng cách có giúp bạn ngăn ngừa được một số vấn đề sức khỏe
Uống đủ nước và đúng cách có thể mang lại những công dụng nào cho sức khỏe của mỗi chúng ta? Dưới đây là một số bệnh có thể được phòng ngừa khi uống đủ nước
- Giảm táo bón
Táo bón là một vấn đề phổ biến thường xảy ra khi cơ thể bị thiếu hụt chất xơ. Tuy nhiên nước cũng có công dụng làm giảm táo bón cho sự hydrat hóa làm mềm thực phẩm giúp quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn.
- Giảm nguy cơ mắc và tái lại nhiễm trùng đường tiết niệu
Khi bạn uống nhiều nước cơ thể sẽ thanh lọc được chất cặn và độc tố. Nhờ nước trung hòa mà độc tính sẽ giảm bớt ngăn ngừa nguy cơ mắc hay tái phát nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bàng quang.
- Ngăn ngừa sỏi thận
Một số nghiên cứu cho hay khi cơ thể cung cấp đủ nước sẽ đảm bảo lượng chất lỏng cho mọi hoạt động trao đổi chất. Đây cũng là cơ chế làm giảm nguy cơ sỏi thận. Đây mới chỉ dừng lại ở giả thiết còn cần được nghiên cứu phân tích kỹ hơn để có kết quả chính xác nhất.
- Cung cấp ẩm cho da
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nhiều nước thúc đẩy quá trình hydrat hóa trên da tốt hơn. Mặc dù vậy đây cũng chưa phải là điều chắc chắn nên cần được nghiên cứu phân tích kỹ lưỡng hơn.
5. Lượng chất lỏng bạn nạp vào cơ thể có tính tổng hợp không
Nước không phải là loại chất lỏng duy nhất mà chúng ta nạp vào cơ thể mỗi ngày. Hầu hết các thực phẩm trong bữa ăn đều cung cấp nước và chiếm khoảng 20% nhu cầu sử dụng mỗi ngày. Tuy nhiên bạn cần chú ý các chất lợi tiểu như cà phê, trà không cung cấp nước cho cơ thể vì chúng không hỗ trợ quá trình hydrat hóa.
Trên thực tế đồ uống lợi tiểu vẫn cung cấp một lượng nước cho cơ thể nhưng chúng không được khuyến khích. Do tính lợi tiểu nên bạn sẽ mau chóng đào thải lượng nước đó ra khỏi cơ thể thậm chí là dẫn đến mất nước nếu không bổ sung kịp thời.
6. Chỉ số hydrat hóa cho bạn tham khảo
Uống nước bao nhiêu là đủ? Lượng nước bạn cần là lượng đủ để cân bằng hoạt động thể chất của cơ thể. Do vậy bạn cần bổ sung thường xuyên ít một để nước có thể thuận tiện thẩm thấu lên tế bào hay cơ quan chức năng. Biểu hiện khát nước thường báo hiệu cơ thể đã thiếu nước ở mức trầm trọng do bạn không ý thức được lượng nước cơ thể cần nạp vào.
Khi cơ khát nước xuất hiện bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi, đau nhức vùng đầu…. Đó là nguyên nhân không nên chờ tới khi có cảm giác khát mới uống nước. Bạn có thể đánh giá sơ bộ lượng nước cơ thể cần qua màu nước tiểu. Hãy uống đến khi nào nước tiểu chuyển từ màu đục sang màu trong.
Thực sự rất khó để đưa ra được con số chính xác về lượng nước mà cơ thể cần hay uống đủ nước theo cân nặng. Nếu bạn đổ mồ hôi nhiều hãy cần đảm bảo lượng nước để cân bằng cơ thể. Bạn cũng có thể bổ sung chất điện giải, natri hay chất khoáng để đảm bảo hoạt động của cơ thể. Đặc biệt là phụ nữ mang thai và cho con bú nhu cầu cung cấp nước cũng cao hơn.
Như vậy, bạn có thể xác định uống bao nhiêu nước là đủ dựa vào màu nước tiểu hay cảm nhận của cơ thể. Hãy duy trì thói quen bổ sung nước đều đặn mỗi ngày để đảm bảo quá trình hydrat hóa và trao đổi chất được diễn ra thuận lợi.