xu-ly-nuoc-thai-khu-cong-nghiep.1xu-ly-nuoc-thai-khu-cong-nghiep.1

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Giá bán1: Liên hệ

Xử lý nước thải khu công nghiệp – Sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp thuộc các vùng trọng điểm trong nước là một bước tiến đáng mừng khẳng định tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Các khu công nghiệp tạo nên một sản phẩm công nghiệp lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo việc làm cho hàng triệu lao động ở nông thôn. Tuy nhiên mặt trái của nó là nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên nếu như không có một hệ thống xử lý nước thải hoàn thiện. Cùng Lọc nước Thăng Long tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Không giống như nước thải sinh hoạt từ công ty, cơ quan hay bệnh viện, trường học, mức độ ô nhiễm của nước thải nhà máy, khu công nghiệp không giống nhau ở các khu công nghiệp sản xuất những sản phẩm khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm mà người ta phân loại các chất thải thành các nhóm riêng biệt để dễ áp dụng một phương pháp xử lý nước thải khu công nghiệp phù hợp. Để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và phát huy hiệu quả trong công việc xử lý nước thải từ các khu khác nhau trong một tổng thể khu công nghiệp, cần phải lắp đặt hệ thống xử lý sơ bộ trước khi thải ra nguồn nước chung và qua xử lý tổng hợp.

Như chúng ta đã biết, đại đa số các khu công nghiệp được xây dựng trên các tuyến sông lớn và nơi đây cũng chính là đầu ra của các chất thải công nghiệp. Tình trạng nước sông,kênh rạch, ao hồ ô nhiễm ở mức báo động của khu vực sông đã đến mức báo động vì thế mà cần có lên kế hoạch xây dựng các khu xử lý nước thải tập trung. Nguồn nước thải từ các khu công nghiệp được xử lý sơ bộ và thải ra trạm xử lý tập trung. Tại đây nước thải ô nhiễm sẽ được xử lý rắn, xử lý sinh học, xử lý hóa học trước khi thải ra bên ngoài. Tạm xử lý nước thải vừa phát huy hiệu quả làm sạch nguồn nước vừa tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp và hơn hết là một biện pháp bảo vệ môi trường nước.

Nước thải của khu công nghiệp gồm 02 nguồn chính là nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất, trong đó:

Nước thải sản xuất: Trong các khu công nghiệp sản xuất có các nhà máy sản xuất như: sản xuất hàng may mặc, thực phẩm, điện – điện tử, in ấn bao bì, da giày, sản xuất nhựa, cao su, thực phẩm, sơn nước,… Tất cả các loại chất thải này đều là loại khó phân hủy, được xếp vào loại nước thải nguy hại như: dầu khoáng, kim loại nặng,… Ngoài các loại chất thải trên thì còn có các loại nước thải, chất thải của các nhà máy từ quá trình thu gom, tẩy rửa, vệ sinh nguyên liệu, vệ sinh thiết bị – máy móc,…

Nước thải sinh hoạt: Là nước thải sinh ra từ hoạt động sinh hoạt của con người, như các hoạt động: rửa chén bát, tắm gội, giặt giũ, rửa xe, rửa thực phẩm,… Trong loại nước thải sinh hoạt này có chứa nhiều chất hữu cơ, chất cặn bẩn, chất lơ lửng, chất dinh dưỡng và vi khuẩn. Một số nước thải sinh hoạt có nguồn gốc từ nước mưa chảy vào.

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp:

Nước thải từ các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp sau khi được xử lý sơ bộ được đưa về hố thu gom tập trung để đưa về hệ thống xử lý tập trung trước khi xả thải ra ngoài môi trường. Nước thải từ hố thu gom được đưa qua thiết bị lọc rác tinh để loại bỏ các cặn bẩn, đá, sỏi có kích thước lớn hơn 1,5mm ra khỏi nước thải.

Sau đó nước thải được đưa về bể điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ chất thải trong nước thải. Trong bể điều hòa có đặt hệ thống sục khí để xáo trộn đều nguồn nước, tránh xảy ra hiện tượng lắng cặn dưới đáy bể hình thành phân hủy kỵ khí, gây mùi hôi.

Nước thải từ bể điều hòa được bơm vể bể keo tụ tạo bông, hóa chất được cho vào bể giúp các hạt keo trong nước thải kết dính lại với nhau hình thành bông cặn có kích thước lớn và nặng hơn. Các bông cặn sau khi được hình thành được dẫn qua bể lắng I để lắng cặn nhờ quá trình trọng lực, cặn sau khi lắng xuống đáy bể sau đó được thu gom ra bể chứa bùn để đem đi xử lý. Phần nước trong sau đó được đưa qua ngăn trung hòa để điều chỉnh lại pH và ổn định lại nồng độ hóa chất tránh làm ức chế khả năng hoạt động của vi sinh vật trong nước thải.

Nước thải sau đó được đưa về bể xử lý sinh học để loại bỏ chất hữu cơ và dinh dưỡng trong nước thải. Công nghệ xử lý sinh học là một quy trình xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh thiếu khi-kỵ khí-hiếu khí nhân tạo gồm 3 ngăn thông với nhau bằng cửa mở ở phần tường chung và hoạt động với 2 chu trình chính và 2 chu trình trung gian. Trong mỗi ngăn sẽ có cánh khuấy và mày sục khí, 2 ngăn ngoài có thiết kế màng tràn nhằm thực hiện cả 2 chức năng là sục khí và lắng.

Do quy hoạch từng khu công nghiệp khác nhau có từng loại hình sản xuất khác nhau nên nước thải sản xuất sẽ khác nhau, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn công nghệ tối ưu cho từng khu công nghiệp.

Nếu có nhu cầu tư vấn dịch vụ tư vấn môi trường. Hãy liên hệ Lọc Nước Thăng Long để được tư vấn, hỗ trợ thực hiện các công việc tốt nhất nhé.